Le da la confianza y el apoyo de un hombre. Venta de viagra en el corto plazo como nuestro socio y cliente. Garantía.
Chủ nhật, 19 Tháng 2 2012 17:15
Với mức đầu tư trung bình chỉ khoảng 6 USD mỗi đầu người, thị trường trang thiết bị y tế trong nước được dự đoán sẽ đạt tổng giá trị hơn 1 tỉ USD vào năm 2015, gấp đôi hiện nay. Tuy nhiên, nhà đầu tư sẽ gặp không ít khó khăn nếu đầu tư vào lĩnh vực này.
Cửa đã mở
Luật Bảo hiểm Y tế bắt đầu có hiệu lực từ ngày 1.7.2009 đã tạo bước đột phá đối với các doanh nghiệp trong và ngoài nước trong ngành trang thiết bị y tế vốn được đánh giá là mảnh đất màu mỡ nhưng vẫn chưa được khai thác đúng mức. Theo đó, Chính phủ đặt mục tiêu bảo hiểm y tế bắt buộc đối với mọi công dân vào năm 2014 gồm ba mức là 100% tại một số cơ sở khám chữa bệnh chọn lọc, tiếp đến là 95% và 80% cho các đối tượng còn lại. Theo kết quả khảo sát của Công ty Nghiên cứu Thị trường Espicom (Anh) công bố hôm 13.6, tổng vốn đầu tư và nâng cấp hạ tầng trang thiết bị y tế của Việt Nam dự kiến có thể lên tới 2,5 tỉ USD gồm 1.300 bệnh viện và 250.000 giường bệnh vào cuối năm 2020.
Do tiềm năng của thị trường, một số doanh nghiệp trong và ngoài nước đã gia tăng các dự án đầu tư trang thiết bị y tế và bắt đầu thu được một số kết quả tích cực. Ngày 21.6, Công ty JVC đã chính thức niêm yết 24,2 triệu cổ phiếu trên sàn HoSE để huy động vốn cho các dự án dự kiến sẽ đi vào hoạt động trong năm nay. Công ty này đang triển khai dự án nhà máy sản xuất máy X-quang cao tần tại tỉnh Hưng Yên có vốn đầu tư khoảng 40 tỉ đồng, tham gia các dự án đầu tư liên kết từ 7-10 năm cung cấp 20 máy Cộng hưởng từ (MRI) và 30 máy CT Scanner đa lát cho khoảng 40 bệnh viện đa khoa với tổng vốn khoảng 130 tỉ đồng. Hiện nay, JVC cũng đã chuyển giao 11 xe khám lưu động (600-800 triệu đồng/xe) chuyên phục vụ việc khám bệnh định kỳ cho các doanh nghiệp thuộc các Khu Công nghiệp phía Bắc và sẽ tiếp tục chuyển giao thêm 10 xe nữa trong năm nay để đáp ứng nhu cầu của các doanh nghiệp tại Bình Dương và Đồng Nai. Ngoài ra, trong tháng 6 vừa qua, JVC đã trúng thầu dự án cung cấp thiết bị y tế cho Bệnh viện Hoàng Anh Gia Lai giai đoạn 1 với tổng mức đầu tư 110 tỉ đồng. JVC đặt mục tiêu tăng trưởng tổng doanh thu và lợi nhuận sau thuế lần lượt tới 37,5% và 46,8% trong năm nay so với 2010. Sức hấp dẫn của thị trường cũng khiến nhiều tập đoàn lớn của Nhật như Nishimura, Hitachi và JWB đang bày tỏ ý định muốn làm đối tác chiến lược của JVC.
Ngày 20.4.2011, sau 4 năm hoạt động, Công ty Phonak Operation Center Việt Nam, thuộc Tập đoàn Sonova (Thụy Sĩ) đã khánh thành nhà máy thứ 2 tại Khu Công nghiệp VSIP I, tỉnh Bình Dương với vốn đầu tư 6,25 triệu USD. “Việc đưa vào hoạt động nhà máy thứ 2 đã nâng tổng vốn đầu tư của Phonak tại Việt Nam lên hơn gấp đôi, đạt 13,3 triệu USD với khoảng 4,9 triệu sản phẩm/năm và chủ yếu dùng cho xuất khẩu đến châu Âu, Mỹ và Nhật”, ông Nguyễn Thái Phương, Tổng Giám đốc Phonak Operation Center Việt Nam, cho biết.
Đối với thị trường trong nước, Công ty nhập khẩu các sản phẩm hoàn chỉnh từ nhà máy ở Thụy Sĩ như máy trợ thính Naida và thiết bị truyền âm Inspiro có giá bán lẻ từ 3,6-59 triệu đồng/máy. Hiện nay, các sản phẩm này được phân phối chủ yếu tại 3 trung tâm ở TP.HCM và một ở Hà Nội cùng với kênh bệnh viện Tai Mũi Họng, một số trường khiếm thính và các cửa hàng thiết bị y tế.
Rào cản không ít
Hoạt động của ngành chịu sự điều chỉnh của các văn bản pháp luật liên quan đến các tiêu chuẩn kỹ thuật, quy định nhập khẩu và phân phối thiết bị y tế do Bộ Y tế, Bộ Công thương và Tổng cục Hải quan ban hành. Tuy nhiên, hệ thống hiện hành chưa mang tính đồng bộ giữa các bên liên quan nên đã ảnh hưởng không ít đến doanh nghiệp.“Vừa qua chúng tôi có nhập một máy cộng hưởng từ nam châm siêu dẫn Echelon của Nhật, nhưng cán bộ Hải quan yêu cầu chờ làm thủ tục định giá vì không biết áp thuế như thế nào. Sau cùng, nhân viên xuất nhập khẩu phải dùng chiêu ‘biết điều’ thì mới lãnh được hàng”, chủ một doanh nghiệp kinh doanh thiết bị y tế tại quận 11, TP.HCM (đề nghị không nêu tên), cho biết.
Thêm vào đó, Nhà nước vẫn chưa có chính sách rõ ràng trong việc điều phối nguồn nhân lực cho công tác đào tạo về nghiên cứu sản xuất trang thiết bị y tế. Do vậy, việc kinh doanh và chuyển giao công nghệ các thiết bị hiện đại đã gặp nhiều trở ngại, tốn thời gian và tiền bạc cho các bên liên quan.
Ngoài ra, hiện cả nước có khoảng hơn 1.000 doanh nghiệp sản xuất và kinh doanh xuất nhập khẩu trang thiết bị y tế nên tình hình cạnh tranh không lành mạnh như tăng mức chiết khấu bán hàng đang diễn ra khá phổ biến.
Tuy nhiên, Việt Nam hiện vẫn được đánh giá là một thị trường tiềm năng đối với ngành trang thiết bị y tế với dân số hơn 86 triệu người và tăng trưởng tổng sản phẩm quốc nội dự kiến 6,5-7%/năm trong những năm tới
Theo “ Nhịp cầu đầu tư”
Nhập khẩu dược phẩm vẫn tăng Theo thống kê hải quan trong 5 tháng qua,...
noscript
tags. Include a link to bypass the detection if you wish.