Hôm nay | 751 | |
Hôm qua | 1331 | |
Tuần này | 5277 | |
Tuần trước | 1246 | |
Tháng này | 6523 | |
Tháng trước | 0 | |
Tất cả các ngày | 6523 |
Le da la confianza y el apoyo de un hombre. Venta de viagra en el corto plazo como nuestro socio y cliente. Garantía.
Thứ ba, 09 Tháng 4 2013 03:54 - Lượt xem: 37
Thị trường dược phẩm Việt Nam được đánh giá là phát triển nhanh nhất ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương về mức độ tăng trưởng. Tuy nhiên, doanh nghiệp nội không đủ sức giành thị trường, doanh nghiệp ngoại không mặn mà đầu tư nhà máy tự sản xuất nên Việt Nam vẫn phải phụ thuộc vào thuốc nhập khẩu và ngành dược không có nhiều cơ hội phát triển.
Hoạt động sản xuất của ngành dược Việt Nam vẫn còn yếu.
Nhằm chủ động và nâng cao khả năng đáp ứng nhu cầu thuốc có chất lượng, an toàn, và giá cả hợp lý phục vụ nhu cầu phòng và chữa bệnh cho nhân dân việc quy hoạch hệ thống công nghiệp dược Việt Nam là cần thiết để đảm bảo cung ứng đủ thuốc thường xuyên, có chất lượng, bảo đảm sử dụng thuốc hợp lý và an toàn, phục vụ sự nghiệp chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ nhân dân”.
Nhiều rào cản
Nhận định về thị trường dược phẩm Việt Nam, các công ty nước ngoài cho rằng năng lực cạnh tranh của thị trường Việt Nam còn rất thấp so với các nước trong khu vực như Indonesia, Philippines hay Singapore. Do vậy, nếu đầu tư nhà máy tại Việt Nam sẽ thiệt nhiều hơn lợi.
Đơn cử như khi đầu tư sản xuất dược phẩm, các công ty nước ngoài quan tâm nhiều nhất đến nguồn nguyên liệu tại chỗ vì nguyên phụ liệu chiếm gần 60% chi phí sản xuất. Nhưng tại Việt Nam, 90% nguồn nguyên vật liệu phục vụ cho ngành dược phải nhập khẩu. Mức thuế nhập khẩu nguyên phụ liệu sản xuất dược phẩm lại cao hơn so với các nước khác
.
Những yếu tố này đẩy giá thành sản phẩm lên cao khiến khó tìm đầu ra, đồng thời khó xuất khẩu vì giá không cạnh tranh.
Do vậy, dù mong muốn sẽ trở thành công ty 100% vốn nước ngoài tại Việt Nam, nhưng đại diện của Công ty GlaxoSmithKline cho biết mới hướng đến việc liên doanh, liên kết với các nhà sản xuất trong nước chứ chưa tự sản xuất.
Tương tự, dù là một tập đoàn nổi tiếng trên thế giới và thừa nhận thị trường dược phẩm Việt Nam hấp dẫn với mức tăng trưởng nhanh, nhưng Actatis cho biết chỉ đang mở rộng mạng lưới phân phối và tìm đối tác để liên doanh, hợp tác sản xuất chứ không đầu tư sản xuất để giá thuốc rẻ hơn.
Như vậy, tính đến nay ngành dược phẩm mới có 1 dự án đầu tư nước ngoài đáng chú ý là dự án của United International Pharma (UIP), thuộc Tập đoàn Unilab (Philippine), với nhà máy dược phẩm đạt chuẩn PIC/S-GMP tại Bình Dương.
Sự e ngại của nhà đầu tư ngoại cũng là thực tế gây khó khăn cho một số công ty nội. Cụ thể với Imexpharm, dù trước nay khoảng 55% lượng thuốc của công ty được phân phối qua kênh điều trị, song bước sang năm 2013, Imexpharm đứng trước thách thức về giá khi tham gia đấu thầu do công ty đầu tư dây chuyền sản xuất hiện đại, nguồn nguyên liệu chất lượng tốt nên giá thành có phần cao hơn các công ty khác.
Với dự án Penicillin tại Bình Dương, khi nhà máy hoạt động sẽ cung ứng khoảng 10 triệu lọ thuốc/năm, nhưng thực tế sức tiêu thụ không như kỳ vọng nên chỉ mới có thể sản xuất 3 triệu lọ/năm. Ngoài ra, thuốc nội còn khó phát triển hơn khi phải đối mặt với tâm lý chuộng thuốc ngoại của thị trường.
Theo khảo sát của Cục Quản lý khám chữa bệnh, hiện tỷ lệ sử dụng thuốc nội tại các bệnh viện trong nước ở tuyến trung ương chỉ đạt 12%, các bệnh viện tỉnh, thành phố đạt gần 34% và tại các bệnh viện huyện cũng chỉ khoảng 61%. Do đó, không có nhiều DN mạnh dạn đầu tư sản xuất dược phẩm chất lượng cao. Từ những hạn chế của sản phẩm trong nước, thuốc nhập khẩu đang “làm mưa làm gió”, chiếm lĩnh thị trường, mở đường cho thuốc giả, thuốc nhái tràn vào nội địa.
noscript
tags. Include a link to bypass the detection if you wish.